Dây cáp và xích tải là một trong những bộ phận quan trọng của thiết bị pa lăng điện được gắn liền với tải trọng làm việc an toàn. Để tính toán được tải trọng an toàn các bạn cần phải nắm vững được các công thức một cách chính xác. Nếu chưa rõ về vấn đề này các bạn có thể theo dõi những thông tin dưới đây.
1. Tải trọng an toàn của dây cáp và dây xích là gì?
SWL ( Safe Working Load ) là một thuật ngữ tiếng Anh thường được sử dụng chung cho rất nhiều thiết bị nâng cẩu khác nhau như dây cẩu vải, các loại dây nylon, dây thừng… SWL được viết tắt của cụm từ Safe Working Load hoặc tạm dịch là phần tải trọng làm việc an toàn. Đó được xem là định mức sử dụng tối đa để cho một sản phẩm có thể hoạt động ở trong vùng an toàn, trong mức giới hạn SWL thì hàng hoá để nâng cẩu sẽ không sợ những tình trạng đứt cáp. Thường thì SWL luôn luôn có các hệ số SF (Hệ số về độ an toàn) 5:1, 6:1, 7:1 tức là trong thực tế độ bền đứt đạt tối đa của chúng sẽ bằng năm lần SWL của dây cáp.
Tải trọng làm việc (SWL) thông thường sẽ được các nhà sản xuất về dây cáp tính toán và được ký hiệu đánh dấu ở trên bao bì để có thể thông báo cho người sử dụng sản phẩm biết. Để đảm bảo rằng quá trình nâng cẩu hàng luôn được đảm bảo an toàn các bạn nên quan sát bao bì trước quá trình sử dụng chúng để thực hiện những công việc cần sự an toàn cao nhé.
Mặc dù các bạn có thể dễ dàng thấy được những số liệu SWL này ở trên tem nhãn, bao bì được các nhà sản xuất cung cấp in lên. Nhưng mọi người có thể tự tính toán để đưa ra kiểm định chúng bằng phương pháp thủ công. Khi đo số liệu đường kính dây cáp các bạn chắc chắn với chúng tôi rằng bạn đã thực hiện quấn tất cả những sợi dây khi đo đồng thời đo lại từ đầu của một sợi đến đầu của sợi đối diện một cách trực tiếp.
2. Công thức để tính tải trọng an toàn của dây cáp
Một số đơn vị bạn cần phải chú ý khi thực hiện quá trình tính toán tải trọng an toàn.
Đơn vị tính đường kính tính bằng: mm (milimet).
Đơn vị tính tải trọng tính bằng: kg (Kilogam).
2.1 Công thức để tính tải trọng dây cáp
Sau đây là công thức để tính tải trọng an toàn áp dụng cho dây cáp pa lăng điện:
SWL cáp tải = D2 x 8
Trong đó:
SWL là ký hiệu tải trọng dây cáp;
D là đường kính của dây cáp;
VD:
Với dây cáp có chỉ số đường kính 15mm thì tải trọng an toàn của dây cáp sẽ là
SWL = 15 x 15 x 8 = 1800kg
2. 2 Công thức để tính đường kính của dây cáp
Công thức áp dụng tính đường kính dây cáp để cẩu hàng của pa lăng cáp điện là:
D = √ Tải trọng : 8
Để nắm rõ hơn các bạn có thể tham khảo ví dụ sau:
Với tải trọng lên đến 5000kg thì đường kính của dây cáp sẽ được tính là:
√5000 : 8 = √625 = 25mm.
2.3 Hệ số loại bỏ của dây cáp pa lăng điện
Nếu 10% tổng số dây cáp ở trong trường hợp bị đứt có chiều dài gấp hơn 8 lần đường kính thì chúng ta nên loại bỏ cáp.
VD:
Đối với cấu tạo dây cáp bao gồm 6 sợi và mỗi sợi có 19 dây, có đường kính 20mm.
Vậy công thức tính tổng số dây sẽ là: 6 x 19 = 114 dây.
10% của 114 dây sẽ khoảng là 11 dây.
Và chiều dài của 11 dây cáp này sẽ gấp 8 lần so với đường kính = 8 x 20mm = 160mm.
Vậy 11 dây bị đứt có tổng chiều dài trên 160mm thì chúng ta nên bỏ cáp tải đi và thay thế bằng dây khác để có thể đảm bảo an toàn.
Khuyến cáo cho các bạn:
Trên đây là các công thức tính tải trọng an toàn của loại cáp cẩu hàng pa lăng điện để bạn có thể tham khảo. Mặc dù vậy, công thức này sẽ không hoàn đúng dành cho tất cả các loại cáp tải. Với từng loại dây cáp sẽ có phần cấu tạo khác nhau và sẽ có chỉ số an toàn khác nhau. Chỉ số này thông thường do nhà sản xuất đưa ra quy định dựa trên các tiêu chuẩn an toàn.
3.Công thức để tính tải trọng an toàn dây xích tải pa lăng điện
Dưới đây là các công thức cho các bạn tham khảo để tính được tải trọng an toàn của dây xích để các bạn tham khảo
3.1 Công thức áp dụng tính tải trọng dây xích tải
Các bạn có thể tính tải trọng an toàn của xích tải pa lăng điện dựa theo công thức:
SWL xích tải = 9 X D2
Trong đó:
SWL xích tải chính là tải trọng xích tải;
D là đường kính dây xích tải
Ví dụ để mọi người tham khảo:
Với pa lăng xích điện sở hữu đường kính xích bằng 18mm, thì phần tải trọng của xích tải sẽ được tính là:
SWL xích tải = 9 x 18 x 18 = 2916kg
3.2 Công thức để tính đường kính xích tải
Đường kính của xích pa lăng = √Trọng lượng : (0,3 x hạng)
Ví dụ để các bạn dễ hiểu:
Với xích tải hạng 40, có trọng lượng 5400kg;
Đường kính của xích = √5400 : (0,3 x 40) = 21,2mm
Trên đây là toàn bộ tất cả các hướng dẫn tính toán tải trọng an toàn, đường kính dây cáp và xích tải dành cho pa lăng điện gửi đến mọi người để tham khảo. Hy vọng mọi người có thể áp dụng và có được những số liệu chính xác cho công việc của mình.
> Xem thêm : Dây xích là gì? định nghĩa, phân loại và ứng dụng
4. Ứng dụng của việc tính tải trọng an toàn trong việc sử dụng pa lăng
Nhờ vào công thức tính tải trọng an toàn của dây xích và dây cáp, người dùng có thể tính toán gần như chính xác được tải trọng của thiết bị có thể chịu được trong quá trình sử dụng thiết bị pa lăng xích điện.
Việt Phát là đơn vị cung cấp các loại pa lăng xích điện và pa lăng xích tay với chất lượng tốt nhất thị trường, sản phẩm chính hãng của thương hiệu Yamado và Kawasaki đến từ Nhật Bản. Chúng tôi cam kết mang lại sự an tâm tuyệt đối đến với khách hàng khi sử dụng những sản phẩm của Việt Phát.
5.Đôi nét về Việt Phát
Công ty TNHH SX – TM VIỆT PHÁT là nhà phân phối máy công cụ và thiết bị công nghiệp, thiết bị nâng hạ, dụng cụ thi công, bình nước nóng dự trữ , các thiết bị chuyên dùng được thiết kế và sản xuất tại Anh, Đức, Nhật, Đài Loan, Trung Quốc.
Quý khách có thể gọi ngay đến hotline 0918.10.81.91 – 0912.200.288 – 0911.020.288 , inbox qua Fanpage, để lại tin nhắn tại website để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm nhé. Việt Phát hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!!!